Thông tin chung

line

- Thời gian: Ngày 13/10/2021
- TÍCH HỢP ĐA KÊNH:

+ Sự kiện trực tiếp tại TP. Hà Nội và Trực tuyến điểm cầu TP. Hồ Chí Minh;
+ Livestream trên VnEconomy.vn - Fanpage VnEconomy - Youtube VnEconomy Media.

Thành phần khách mời:

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương
Lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp & ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại
Lãnh đạo các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế
Các chuyên gia kinh tế 
CEOs các Tập đoàn, Doanh nghiệp Việt Nam
Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông 

THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2021

VINH DANH NHỮNG DOANH NGHIỆP VƯỢT THÁCH THỨC, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO & TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Hàng nghìn thương hiệu doanh nghiệp đã được công bố và vinh danh trong suốt 17 năm tổ chức Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam (2003 – 2020). TOP 100 Thương hiệu Mạnh năm 2020-2021 sẽ tôn vinh những giá trị đặc biệt của doanh nghiệp: nỗ lực bền bỉ và kiên cường vượt qua thách thức của đại dịch covid-19, chuyển đổi số hiệu quả, mở rộng phương thức sản xuất, kinh doanh, phục hồi đà tăng trưởng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp trách nhiệm xã hội vì sự phát triển cộng đồng.

Gần hai năm qua, cuộc khủng hoảng liên hoàn từ y tế - kinh tế - và xã hội chưa từng có trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã kéo cả thế giới vào vòng xoáy của sự hoảng loạn, chia cắt và tê liệt. “Chủ động thích ứng” với bối cảnh đã trở thành phương châm hành động của các quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, đội ngũ y bác sĩ đã trở thành những chiến sĩ trên mặt trận tuyến đầu của ngành y tế và lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò xung kích trong thế trận kinh tế. Mọi nỗ lực, từ ý chí đến hành động, đều vì mục tiêu giữ an toàn cuộc sống của người dân và ổn định cho nền kinh tế.

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng đường biên giới, dừng các chuyến bay thương mại, phong tỏa tạm thời, hay giãn cách xã hội… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có hơn 12,000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường trong khi số doanh nghiệp thành lập mới rất hạn chế. Khó khăn chồng chất, từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm chi phí và nhân lực. Tuy nhiên, Covid-19 cũng được xem là “phép thử” năng lực và bản lĩnh của doanh nghiệp, doanh nhân, là cơ hội tạo “cú hích” cho những sáng tạo và thay đổi đột phá trong phương thức sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Chuyển đổi số, tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ của công nghệ 4.0 trong thời gian qua cũng diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. “Chuyển đổi số” đã thực sự trở thành “tâm điểm” của chiến lược phục hồi và đẩy mạnh đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã xác định, chuyển đổi số là bước đi sống còn trong việc giải phóng những hạn chế, bất cập của các phương thức truyền thống, nâng cao năng suất và sản lượng, tiết kiệm chi phí, bảo vệ tài nguyên môi trường và đặc biệt tăng khả năng tham gia sâu và chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, mặc dù hơn một năm qua phần lớn doanh nghiệp không đạt được mức độ tăng trưởng như mục tiêu và kỳ vọng, song những chuyển biến có tính chiến lược từ tư duy đến hành động, cũng như khả năng chủ động thích ứng, kiên cường, bền bỉ vượt qua thách thức, ổn định công ăn việc làm cho người lao động, là cơ sở vững chắc đảm bảo sự tăng tốc và bứt phá trong thời gian tới. Kịp thời ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực và thành quả đạt được của các doanh nghiệp – thương hiệu Việt không chỉ có giá trị tạo động lực đối với các doanh nghiệp mà con lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, vì sự phát triển thịnh vượng và hùng cường của Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2021 và Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2021 theo hình thức tích hợp đa kênh (sự kiện trực tiếp, trực tuyến các điểm cầu và livestream trên các nền tảng số (VnEconomy, Fanpage VnEconomy và Youtube). Với mục tiêu hội tụ và lan tỏa nội dung, thông điệp, hình ảnh của chương trình và doanh nghiệp trên nền tảng số thông qua tăng cường tiếp cận đa kênh, đa đối tượng tham dự, tương tác và theo dõi, Chương trình năm 2021 kỳ vọng sẽ đạt được những thành công ấn tượng.

TOP 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020 – 2021 sẽ được công bố theo các nhóm ngành kinh tế sau: Ngân hàng; Dịch vụ Tài chính; Bất động sản; Xây dựng - Vật liệu xây dựng; Bán lẻ - Tiêu dùng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghệ - Dịch vụ số.

Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 (Vietnam Business Leaders Forum - VBLF) sẽ được tổ chức với chủ đề “Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững”. Những chia sẻ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực khác nhau về quá trình đối mặt với thách thức và tác động nghiêm trọng của đại dịch covid trong gần 2 năm qua; Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đúng và rõ hơn vai trò của việc đảm bảo an toàn nguồn lực lao động đối với tăng trưởng của doanh nghiệp, cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức và biến động khó lường; Hỗ trợ các doanh nghiệp kiến tạo và thúc đẩy các chính sách, giải pháp củng cố sức mạnh nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện, tính chất và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp…. Bên cạnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, Diễn đàn sẽ mời tham dự và chia sẻ của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật, nắm bắt và đối thoại thông tin đa chiều.

SỨ MỆNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Khởi xướng từ năm 2003 và duy trì thường niên trong suốt 17 năm qua

Ghi nhận và vinh danh các THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM có thành tích nổi bật, tiêu biểu, xuất sắc trong tăng trưởng, phát triển bền vững và đóng góp vì sự phát triển của cộng đồng, địa phương.

Tăng cường hoạt động đối thoại, chia sẻ giữa nhà hoạch định chính sách – nhà quản lý – giới chuyên gia – CEOs.

Tạo dựng và củng cố một cộng đồng các THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM, đại diện đủ các ngành hàng, lĩnh vực, đặc biệt thúc đẩy và phát triển các thương hiệu khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.

Mở rộng cơ hội giao lưu, kết nối giữa CEOs các Tập đoàn, Doanh nghiệp.

Truyền thông về Chương trình và các THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM trên đa phương tiện (Báo chí – truyền hình – mạng xã hội) theo chiến lược 3 giai đoạn Trước – Trong - Sau Chương trình

img

QUY TRÌNH KHẢO SÁT & CÔNG BỐ
TOP 100 THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2020 - 2021

icon

Nhận đăng ký tham gia Chương trình 

Các Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình theo Thể lệ và Hồ sơ thông tin tham gia Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020-2021 và gửi về Ban tổ chức;

icon

Khảo sát & Thẩm định

Ban tổ chức tổng hợp Hồ sơ đăng ký tham dự của Doanh nghiệp, tiến hành sơ loại theo Bộ tiêu chí đã được ban hành. Ban tổ chức và hội đồng xét chọn tiến hành kiểm chứng thông tin theo cách tiếp cận đa nguồn và kết hợp hoạt động khảo sát thực địa tại doanh nghiệp để thẩm định thông tin. 

icon

Xét chọn & công bố kết quả

Kết hợp giữa Hồ sơ thông tin đăng ký và kiểm chứng, khảo sát thực địa, Ban tổ chức và Hội đồng tư vấn đánh giá xét chọn theo Bộ tiêu chí đánh giá. Kết quả xét chọn của Ban tổ chức và Hội đồng tư vấn đánh giá là kết quả cuối cùng để công bố. 

icon

Vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020-2021

Tổ chức Lễ công bố và vinh danh TOP 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020-2021 trang trọng và hiệu quả, phù hợp, thiết thực và ý nghĩa với các bên liên quan, đặc biệt Doanh nghiệp;